THỦ TỤC THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ, TĂNG, GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH
THỦ TỤC THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ, TĂNG, GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH
A- Thủ tục thay đổi vốn điều lệ, tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH bao gồm:
1- Thông báo tăng, giảm vốn điều lệ hoặc thay đổi tỷ lệ vốn góp (do người đại diện theo pháp luật ký).
2- Quyết định bằng văn bản về việc tăng, giảm vốn điều lệ hoặc thay đổi tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
3- Bản sao biên bản họp về việc tăng, giảm vốn điều lệ hoặc thay đổi tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (có chữ ký của các thành viên dự họp) nội dung gồm
- 1. Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp.
- 2. Họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo uỷ quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện uỷ quyền của thành viên không dự họp.
- 3. Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận.
- 4. Tổng số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết.
- 5. Các quyết định được thông qua.
- 6. Họ, tên, chữ ký của thành viên, người đại diện theo uỷ quyền dự họp.Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
- Thể thức bản sao thực hiện theo quy định của pháp luật về sao y bản chính (quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) gồm các nội dung: tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận;
4- Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ). Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập;
5- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
* Ghi chú : Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành nghề đó.
- Doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn trong thông báo tại mục 1 nêu trên.
B- Số lượng hồ sơ
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
C- Các trường hợp có thể tăng, giảm vốn điều lệ
1- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
*Công ty TNHH có từ hai thành viên có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp:
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
* Công ty TNHH có từ hai thành viên có thể giảm vốn điều lệ trong các trường hợp:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho nhân viên;
+ Mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng vốn góp.
+ Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty;
+ Sau thời hạn cam kết lần cuối mà chưa có thành viên góp đủ số vốn cam kết, sau khi xử lý theo quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 mà vẫn chưa góp đủ vốn cam kết đó, thì công ty có quyền giảm vốn điều lệ.
2- Đối với công ty TNHH một thành viên
* Công ty có quyền tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
+ Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn.
+ Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp của người khác.
Công ty không được quyền giảm vốn điều lệ.