Thực đơn
Cửa hàng
Bộ lọc
Thêm
Danh mục
Nhãn hiệu
Bảng giá niêm yết
vi

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÔNG TY TNHH


THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

- Thường hiện nay các chủ doanh nghiệp, công ty thường tìm cách tự thực hiện các thủ tục pháp lý. Điều này sẽ tốn nhiều thời gian tìm hiểu và giải quyết các thủ tục vì trong quá trình thực hiện có thể xảy ra thiếu sót hồ sơ do khuyên chuyên về luật. Do vậy, lời khuyên cho doanh nghiệp là hãy hỏi ý kiến tư vấn của luật sư trước khi tiến hành thay đổi, hoặc yêu cầu dịch vụ luật sư doanh nghiệp, bạn sẽ có kết quả hoàn hảo và ưng ý. Ngoài ra, khi doanh nghiệp của bạn có luật sư tư vấn, mọi vướng mắc cũng được giải đáp và hỗ trợ, những rủi ro pháp lý, điều kiện kinh doanh cũng được tư vấn và phổ biến cho bạn và doanh nghiệp của mình. Hãy cùng công ty Kế Toán Nam Việt tìm hiểu về vấn đề này!

- Ngành nghề kinh doanh bao gồm: ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề kinh doanh không có điều kiện và ngành nghề kinh doanh bị cấm được pháp luật doanh nghiệp quy định rất cụ thể và rõ ràng. Do đó, khi tiến hành thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cũng cần phải được đăng ký lại. Về thủ tục bổ sung thay đổi, Kế Toán Nam Việt xin được tư vấn tới quý khách như sau:

A- Thành phần hồ sơ bao gồm

1- Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật ký).

2- Quyết định bằng văn bản về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

3- Bản sao biên bản họp về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (có chữ ký của tất cả thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp) nội dung gồm 

  • 1. Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp. 
  • 2. Họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo uỷ quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện uỷ quyền của thành viên không dự họp. 
  • 3. Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận.
  • 4. Tổng số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết. 
  • 5. Các quyết định được thông qua. 
  • 6. Họ, tên, chữ ký của thành viên, người đại diện theo uỷ quyền dự họp. Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

- Thể thức bản sao thực hiện theo quy định của pháp luật về sao y bản chính (quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) gồm các nội dung: tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận;

4- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề .

6- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

Lưu ý:  Doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc nhiều nội dung thay đổi nêu trên trong cùng một thủ tục hành chính.

B- Thời hạn giải quyết

- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

C- Kết quả thực hiện

- Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp , Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới (nếu có) nếu hồ sơ hợp lệ.

- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.