Thủ Tục Thành Lập Văn Phòng Đại Diện
I- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
* Thủ tục thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
1. Thông báo lập Văn phòng đại diện.
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc lập Văn phòng đại diện.
3. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện.
4. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của Người đứng đầu Văn phòng đại diện.
a) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam : Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
b) Cá nhân có quốc tịch nước ngoài :
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu.
- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.
5. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp.
6. Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ Văn phòng đại diện (Hồ sơ bao gồm: Bản sao hợp lệ Hợp đồng thuê địa điểm có công chứng hoặc các giấy tờ chứng minh nhà đầu tư được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đã đăng ký).
II- Chi phí thành lập văn phòng đại diện
* Chi phí thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
- Phí dịch vụ thành lập văn phòng đại diện.
- Lệ phí nhà nước.
- Thuế môn bài (lệ phí môn bài).
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
- Chức năng chính của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
- Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động, không phải đặt cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Doanh nghiệp muốn thực hiện thăm dò thị trường, hoặc quảng bá thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài tỉnh thành đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
- Do bản chất văn phòng đại diện không có chức năng kinh Doanh, không được phát sinh doanh thu cũng như ký kết hợp đồng với khách hàng mà chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ. Vì vậy, ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được.
- Tuy nhiên, trong năm 2019, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện hoạt động kinh doanh khác tỉnh có thêm lựa chọn là thành lập địa điểm kinh doanh. Điều khác biệt của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện là địa điểm kinh doanh được tiến hành hoạt động kinh doanh và chỉ phải đóng thuế môn bài cho 01 địa điểm là 1.000.000 đồng/năm. Địa điểm kinh doanh cũng không phải kê khai và mở sổ sách kế toán, mọi hoạt động của địa điểm kinh doanh hoạch toán chi phí, doanh thu về công ty mẹ.
* Lưu ý:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
-
Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”. Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. - Theo Nghị định 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định về lệ phí môn bài thì văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài với mức 1.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên, theo Công văn số 658/TCT-CS của Tổng cục thuế (có tính chất tham khảo) cũng nêu rõ đối với trường hợp Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài; trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định. Thực tế Văn phòng đại diện không phát sinh hoạt động kinh doanh được vì vậy không phải nộp thuế môn bài theo quy định tại Nghị định 139/2016/TT-BTC.
- Hiện nay nhiều chi Cục thuế vì các lý do khách quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế môn bài cho Văn phòng đại diện nên Quý khách hàng nên trao đổi lại nội dung cơ sở pháp lý nêu trên với quản lý thuế để không phải nộp thuế môn bài cho văn phòng đại diện.