Thực đơn
Cửa hàng
Bộ lọc
Thêm
Danh mục
Nhãn hiệu
Bảng giá niêm yết
vi

THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY


THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY

* Bốn bước tiến hành giải thể doanh nghiệp

Bước 1:

- Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định này phải có nội dung:

  • a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • b) Lý do giải thể;
  • c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Sau khi tiến hành thanh lý tài sản phải lập biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

- Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 2:

- Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 3:

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

* Hồ sơ gồm có:

- Quyết định giải thể doanh nghiệp.

- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.

- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã quyết toán thuế xong, doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế của doanh nghiệp.

- Ba số báo liên tiếp hoặc chứng từ chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện việc đăng báo.

- Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

- Văn bản của ngân hành nơi doanh nghiệp mở tài khoản xác nhận doanh nghiệp không còn nợ ngân hàng và đã đóng tài khoản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa mở tài khoản tại ngân hàng thì phải lập bản cam kết về việc doanh nghiệp chưa mở tài khoản.

Bước 4:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành thủ tục trả dấu cho cơ quan công an. Sau khi đã trả dấu, doanh nghiệp nộp văn bản của cơ quan công an xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc trả dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo văn bản này, doanh nghiệp cần phải nộp bản báo cáo tóm tắt về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Chú ý:

- Việc trả dấu cho cơ quan công an chỉ nên thực hiện sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo yêu cầu doanh nghiệp trả dấu. Nếu việc này thực hiện trước khi có thông báo thì rất có thể các văn bản, biểu mẫu của doanh nghiệp sẽ không được đóng dấu đầy đủ dẫn đến gặp khó khăn trong các thủ tục hành chính tiếp theo.

- Nhìn chung, thủ tục giải thể doanh nghiệp tương đối phức tạp, đòi hỏi kết quả của nhiều thủ tục hành chính của các cơ quan khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để có những hướng dẫn cụ thể.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Đầu tư năm 2005.

+ Luật Doanh nghiệp năm 2005.

+ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

+ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

+ Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

+ Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Chính phủ về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.

+ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng dẫn và văn bản chỉ đạo điều hành chuyên ngành.

=> Bạn đang có nhu cầu: dịch vụ giải thể công ty, tìm hiểu về quy định giải thể công ty, quy trình giải thể công ty, các bước tiến hành giải thểcông ty, chi phí giải thể công ty, thời gian giải thể công ty, kết quả của việc giải thể công ty?